Nghề Cào Ngao, Bắt Ngán, Bắt Sò, Bắt ốc, đánh Hà, đào Con Mồi

Nghề làng biển

CON NGAO

Con ngao thường sống ở bãi cát, bao gồm các loại  ngao trắng, ngao nâu, ngao vàng... người ta dùng một thanh sắt một bên dầy, một bên mỏng, lưỡi uống vuông hai góc, hai đầu nắp vào một miếng gỗ và uốn cong lại để giữ cho khỏi tuột ra. Họ nắp thêm một cái cán bằng gỗ được đẽo nhẵn, vừa tay cần, dài 1,8m - 2,3m. Dùng mây song hoặc ruột cây ràng ràng dan thành đai, một đầu cuốn vào cán caok ngao, đầu kia quàng qua lưng người cào. Người ta cày bàn cào ngao vào cát rồi đi dật lùi. Gặp ngao, lưỡi cày bị kênh lên và có tiếng loạt soạt, người bắt ngao chị việc dùng tay để nhặt. Bãi cào ngao có ở Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu nhưng nhiều bãi và nhiều loại ngao hơn cả vẫn ở vùng Quan Lạn. Gân đây người ta còn nuôi ngao theo từng vùng từ Móng Cái đến Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Cô Tô, vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng) và nhiều nơi trên vùng ven biển miền Trung ...

Ruột ngao ăn rất ngon, nước ngao luộc ngọt. Người ta rửa sạch ngao, luộc lấy nước làm canh hoặc bổ con ngao sống lấy ruột xào với bí hoặc bầu, đu đủ, mướp ... hoặc nấu canh rau ngót. Ngao luộc vừa chín uống với bia rượu rất ngon. Nước Ngao cho vào rượu rất thơm. Ngao nấu cháo ăn vừa ngon vừa bổ.

CON NGÁN

Trước đây ở vùng đảo làng Vân ít người biết cách bắt ngán vì nó ẩn mình sâu trong bãi cây sú. Con ngán không thích nghi với ánh sáng mà thường có cây sú cây mắm che khuất. sau này người ta mới biết cách bắt. Ngán tập trung chủ yếu ở khu vực Đầm Tầu - đảo Ngọc Vừng, Vụng Chậu, Quan Lạn, Cái Làng và phía Bắc đảo Minh Châu.

Người ta dùng một thanh sắt dài khoảng 60 - 80 cm có tay cần ngang bằng gỗ để dễ thuốn.

Người bắt Ngán phải lội xuống bùn sau 30 -40 cam, có chỗ 40 - 50 cm ven bờ cây sú, cây mắm tìm tổ ngắn ở dưới lòng sâu. Khi phát hiện có ngán người ta dùng thuốn đánh dấu để đào bắt lên.

Người đào ngán quần áo phải kín mình, khăn đội kín đầu, che kín mặt có khi chỉ để lội hai mắt vì ở bãi sú có rất nhiều con dĩn.

Ngán được dùng trong bữa ăn gia đình, trong tiệc chiêu đãi bạn bè hoặc uống rượu, bia. Vị ngaon của Ngán chẳng thua kém gì ngao. Ngán bổ ra lấy ruột xào với rau muống, bầu, bí, mướp đặc biêt là nấu canh rau ngót, rau mồng tơi rất ngọt. Cháo ngán, cháo ngao nấu với hành hoa là món ăn dân gian vừa ngon, vừa bổ, giúp người mệt ăn cháo ngán tỉnh nhanh. Khi bóc con ngao, con ngán người ta dùng ngón tay cái và thân ngón tay trỏ đẩy hai bên vỏ ngược lại để bóc vỏ.

CON SÒ

có 2 loại là sò long và sò huyết. 

Sò lông là loại sò to, vỏ sò có rất nhiều lông. Sò già lông sẽ rụng hết. Sò lông chỉ để xào với củ cải, củ xu hào hoặc kho làm thức ăn mặn, thường của gia đình ít khi được dùng trong bữa tiệc.

Sò huyết là loại sò nhỏ, ăn vừa thơm vừa ngon. sò này được dùng trong bữa ăn (tăng cường) của gia đình, trong tiệc chiêu đãi bạn bè, trong lúc uống bia rượu, ngồi mát chơi. Sò rửa sạch, nhúng vào nước sôi 30 -40 giây là vớt ra, nếu để lâu, sò mở miệng, vỏ tự tách ra hết nước ngọt sẽ mất ngon. Nhưng nếu vớt ra nhanh quá sò chưa kịp chín sẽ rất khó bóc, nước sò còn đỏ, người ăn chưa quen không ăn được dễ bị đau bụng.

Sò có ở vùng đảo Ngọc Vưng, Quan Lạn, Minh Châu, Bản Sen (Vân đồn), Tuần Châu (Hạ Long), vùng Hà Nam, Hoàng Tân huyện Yên Hưng, vùng ven biển huyện Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái. Khi bắt sò ở bãi cát người ta dùng mảng sắt dẹp, một bên dày, một bên mỏng uốn cong gần giống liềm cắt cỏ, chỉ khác là đặt ngang để đào bới cho dễ. Dụng cụ này được lắp vào một cán gỗ dùng để cầm tay cào cho con sò nổi lên vì sò owr rất nông dưới lớp đất 1-3 cm.

Còn một loại sò được nuôi ở vùng bãi cát. Người ta thả sò xuống khu vực được khoanh vùng, khi bắt cũng dùng phương pháp bắt như ở bãi hoang. Người ta còn dùng lưới dày mắt hoặc tre nứa đan dày quay lại thành vùng gọn không cho chúng ra ngoài. Gần đây, người ta phát triển nhân giống để nuôi thành từng vungf, nhiều nhất vẫn ở Thành Phố Hạ Long, Móng Cái, các xã ben bờ và ngoài đảo của vùng đảo huyện Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà. Con sò là một món ăn phục vụ cho khách đến vùng này bắt lên ăn rất ngon à bổ, mát .... 

CON TÙ HÀI

Tù Hài là một loại đặc sản đặc biệt ở vùng biển, người dân vùng đảo và ven biển từ Quảng Ninh đến các vùng ven biển tử Bắc Trung Bộ, một món ăn ngon miệng phục vụ cho khách thập phương đến vùng biển và ven biển Quảng ninh. Con tù hài được nuôi quanh năm, đặc biệt vào mùa hè, mùa thu con tu hài chóng lớn, chỉ cần từ khi mua giống đến 4-5 tuần đã lớn và có thể ăn ngay được, ăn tu hài bằng nhiều cách, tù hài nướng, tù hài hấp, tù hài chần qua nước sôi đem ra ăn khi ăn cơm uống với bia rượu rất ngon và thơm ... Có 2 hình thức để ăn ngon miệng nhất là:

  • Tu hài nướng : Lấy con tù hài rửa sạch, lấy một lưỡi dao mỏng, bổ tách con tù hài ra, đệm hành tỏi, gừng vào bên trong của con tù hài, rồi ép chặt lại, đặt vào bàn kẹp sắt đặt lên bếp nướng than, không để nước tù hài chảy ra, để đến khi vỏ khô là con tù hài chín lấy ra đặt nên đĩa, ăn đến đâu, lấy đến đó, bóc vỏ như bóc con ngán con ngao.
  • Tù hài hấp khô : Khi làm con tù hài như làm tù hài nướng, lấy dây buộc chặt con tù hài lại không để mở miệng chảy hết nước ngọt bên trong, đặt vào một bàn sắt, hoặc nhôm trên một nồi nước đun sôi, để nước vừa phải, khi hấp con tù hải khoảng 20-30 phút, chín đến vớt con tù hài ra đặt vào đĩa của mâm.

CON HÀ :

Ở đảo làng Vân, vùng đảo Cô Tô, Cái Chiên, huyện Hải Hà, xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực thành phố Móng Cái, Hoàng Tân, Tiền An, khu đảo Hà Nam huyện Yên Hưng, riêng các xã đảo vùng đảo Vân Hải xung quanh chỗ nào cũng có hà. Hà có 3 loại : Hà trắng, Hà Ve, Hà Cồn. Cả 3 loại này đều rất ngon. Hà Ve thì nấu canh rau ngót, rau mồng tơi, nấu canh bầu, canh bí xanh, mướp hoặc cà chua, dưa cải với 1 chút gừng. Hà ve cũng được làm thức ăn mặn, mùa đông bắt được nhiều người ta còn rửa sạch vẩy muối vào làm thức ăn mặn trong những ngày dầm gió bấc trời rét. Người dân bảo nhau

Ăn cơm với canh hà ve
Lấy chồng Vân Hải như khoe má hồng

Hà trắng có thể nấu canh hoặc làm món hà sốt đều ngon. Người ta còn nấu hoặc xào với cà chua để uống rượu khi ngồi hóng mát.

HÀ cồn ở sau dưới nước chỉ khi nào nước cạn ra xa bờ hà mới lộ ra, lúc đó mới cả thể bắt được. Hà cồn dùng xào hoặc sôt cà chua để uống rượu hoặc kho làm món ăn mặn.

Phương tiện đánh bắt hà chỉ là chiếc búa một đầu nhọn, một đầu dẹt. Người ta gọi là búa hà hoặc dùi hàu. Búa hà chia làm 3 nhánh, nhánh có đầu nhọn dùng để bổ vào miệng con hà bậy nên, đầu dẹt, sắc dùng để cắt chân bám vào vỏ của hà, một đầu nữa để cắm vào miếng gỗ làm cán cầm tay.

Người đi đánh hà thường là phụ nữ. Đánh hà thường phải cúi nhiều dễ đau lưng, nhất là đối với người già.

NGHỀ ĐÌA CON SÁ SÙNG (ĐÀO MỒI)

Sá sùng trong tiếng hán gọi là Sa trùng, nghĩa là : Con sâu trong cat. Con mồi là tiếng địa phương, nó trông như con giun đất, mới bắt lên có màu hồng. Khi đêm về sá sùng dduwwcj rửa sạch dùng que tre, gỗ tròn, nhỏ như chiếc đũa vót nhọn đầu xiên ở 23 thân lộn ngược ra, sau đó lôn 1/3 còn lại. Rửa lại 1 lần nữa cho thật sạch. Lúc này con sá sùng thành màu trắng. Phơi ráo nước đặt lên 1 miếng liếp để sấy trên bếp than đốt củi, con sá sùng khô dần và chuyển thành màu vàng. Sá Sùng ở Quan Lạn, Minh Châu, các xã ven biển huyện Hải hà. Trước kia còn có ở vùng bãi cát Đầm Tầu - Ngọc Vừng nhưng nay không còn nữa do người ta đắp đập nuôi tôm cá.

Sá sùng có 2 cách ăn : làm ăn tươi xào với tỏi tươi. Cách thứ 2 là phơi khô rồi rang lên uống với rượu hoặc nấu canh rau ngót, lá lốt, mồng tơi hay nấu với bí xanh bí đỏ ăn rất ngon.

Khi ăn khô phải vặt bỏ vòi nhỏ vì nó chứa nhiều cát bên trong mà khi lộn ra người ta chưa làm sạch được Bắt con sa sùng phải nhanh tay đào chặn đầu, vì chúng ở dưới sâu 30-40 cm, khi có phát hiện tiếng động trên mặt đất thì chúng xóa dấu vết trên mặt đất rất nhhau và chui xuống sâu. Phát hiện tổ con sá sùng trên mặt đất của bãi nước mặn người ta nhìn cái hoa chúng ăn biết bên nào là trước, bên nào là sai. khi đào phải chặn ngay không chúng rút chay.

Phương tiện bắt là một cái mai, ở dưới bằng sắt, có lưỡi mỏng, sắc để đào cho nhanh, đỡ tốn sức hơn. Phía trên là một vòng lượn sắt ben ngoài mỏng cho nhẹ, rồi dùng gỗ đóng chặt và liền với cán dài khoảng 1,6 m đến 2m dỏ và dễ cầm. Dụng cụ đựng là dành đan bằng cây nứa, cây tre hoặc dây lạt...

NGHỀ BẮT TÉP

Ở vùng này bắt tép, còn gọi là đi lấy tôm. Con tép nhỏ đi theo từng đàn, thường vào mùa thu (từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch) Con tép ở bãi biển Quan Lạn, Ngọc Vừng, Minh Châu. Người ta dùng xiếc để đun, bắt. Xiếc làm bằng tơ ni lông, tơ tằm. Khi bắt tép (tôm) người ta làm một cái bàn cây ba chạc, 2 cây tre làm càng, ở giữa có một thanh gỗ dẹt đục 2 lỗ đút tre càng qua, ở giữa có một cái cây gọi là cán xiếc. Xiếc như hình tam giác, có cái túi khi đun dưới nước con tôm (tép) chui dồn vào rọ đó.

Người ta dùng con tép này làm mắm, nước mắm vàng thơm, ăn ngon, nhất là ăn với cơm nếp hoặc chấm cá tươi nướng, rán. Tép có thể nấu canh bầu.

Ai đã từng ăn canh bầu nấu với tôm, tép vùng làng Vân, khó có thể quên hương vị của nó. Người dân ở đây có câu :

Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật dầu khen ngon