Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính từ lâu được biết đến là ngôi chùa linh thiêng, yên bình nhất đất Ninh Bình. Quần thể chùa được xây dựng với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ mang đậm văn hóa Việt

1. Chùa Bái Đính – địa điểm du lịch tâm linh

Chùa Bái Đính là quần thể du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam. Ngôi chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình. Với bề dày hơn 1000 năm lịch sử trải dài các triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Quần thể chùa Bái Đính hiện tại có diện tích 539 ha. Bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ có lịch sử hình thành từ thời nhà Đinh và 80 ha khu chùa Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003.

Hàng năm, quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á này thu hút hàng nghìn phật tử trong và ngoài nước. Các phật tử đến chùa cầu tài lộc, may mắn và bình an. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp nao lòng tạo cho phật tử cảm giác dễ chịu, an lành.

2. Thời điểm lý tưởng để tham quan chùa Bái Đính

Theo phong tục tập quán của người Việt, mọi người thường đi chùa vào đầu năm mới. Thời tiết mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. Tuy nhiên đây là mùa du lịch lễ hội. Do đó, lượng khách tham quan rất lớn. Nếu dẫn theo trẻ con, bạn nên hết sức để ý quan sát tránh trường hợp trẻ bị lạc.

Du khách nên dành 1 ngày để khám phá hết vẻ đẹp chùa Bái Đính. Bởi khuôn viên chùa rất rộng và không gian vô cùng thanh tịnh thoáng mát. Ngoài ra chùa còn có khu vực dành cho những du khách thập phương về hành hương nên bạn có thể yên tâm nghỉ ngơi và khám phá.

3. Nên đi chùa Bái Đính tự túc hay theo tour?  

Du khách đến tham quan chùa có thể lựa chọn đi tự túc hoặc mua gói theo tour. Dưới đây là bảng so sánh ưu nhược điểm 2 hình thức này để bạn tham khảo.

Loại hìnhĐặc điểmDành cho đối tượng 
Du lịch tự túc Ưu điểm

  • Bạn có thể linh động thời gian tham quan từng địa điểm
  • Thời gian ăn uống nghỉ ngơi do bạn lựa chọn theo sức khỏe của mình.
  • Linh hoạt trong sử dụng phương tiện đi lại
  • Chủ động trong việc lên kế hoạch và thay đổi kế hoạch
  • Thoải mái hơn trong việc khám phá

Nhược điểm

  • Bạn sẽ khó khăn trong việc kiểm soát mức chi tiêu trong chuyến tham quan.
  • Tự khám phá, không có hướng dẫn viên du lịch. Do đó có thể chưa hiểu sâu về lối kiến trúc, văn hóa
  • Nếu thuê hướng dẫn viên chi phí sẽ đắt hơn nhiều so với hướng dẫn viên bên tour
  • Nhóm bạn trẻ
  • Các cặp đôi thích khám phá
Du lịch theo tour Ưu điểm

  • Du khách sẽ không phải lo vấn đề phương tiện đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi.
  • Có hướng dẫn viên du lịch nên sẽ hiểu hơn về văn hóa. Chi phí thuê hướng dẫn viên rẻ hơn.
  • Lịch trình được lên sẵn từ trước, thời gian cố định cụ thể rõ ràng.

Nhược điểm

  • Mọi hoạt động tham quan đều dựa trên lịch trình có sẵn. Do đó nếu bạn mệt thì vẫn luôn phải đi theo đoàn.
  • Các tour có liên kết với địa điểm khác nên thời gian du lịch chùa Bái Đính có hạn.
  • Không có thời gian lâu hơn cho 1 địa điểm bạn muốn khám phá thêm.
  • Việc ăn uống, nghỉ ngơi phụ thuộc vào đoàn.
  • Các gia đình
  • Hội người cao tuổi
  • Hội trung niên
  • Các tôn ni phật tử đi theo đoàn

Với  Đoàn khuyến khích đi tham quan chùa Bái Đính theo tour. Vì đi theo đoàn sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Đồng thời lịch trình, địa điểm nghỉ ngơi ăn uống sẽ được bên tour chuẩn bị. Phật tử sẽ tập trung vào việc lễ chùa mà không bị sao nhãng ảnh hưởng. Nếu là người ưa thích khám phá và thích trải nghiệm, du khách nên chọn đi tự túc. Với cách này, bạn sẽ chủ động được lịch trình theo mình mong muốn.

4. Các phương án di chuyển tới và tại chùa Bái Đính

Hãy cùng tìm hiểu về các cách di chuyển tới chùa Bái Đính nhanh chóng và tiết kiệm nhất nhé.

4.1. Di chuyển đến chùa Bái Đính

Quần thể chùa Bái Đính là địa điểm tham quan rất nổi tiếng nên đường đi đến chùa khá thuận tiện. Bạn có thể di chuyển đến chùa bằng các phương tiện như: xe khách, tàu hỏa, xe máy. Bảng dưới đây tổng hợp chi tiết giá cả cũng như các điểm xuất phát dành cho du khách:

Phương tiện Địa điểm 
Xe khách
  • Điểm xuất phát: Bến xe Giáp Bát, Hà Nội
  • Giá xe khách dao động: 100.000đ – 150.000đ
  • Thời gian di chuyển: 1h30ph
  • Xe trả khách ở bến xe trung tâm Ninh Bình, cách chùa 20km. Sau đó bạn có thể bắt xe ôm, taxi hoặc xe buýt tới chùa Bái Đính
  • Lựa chọn hãng xe và đặt xe qua vexere.com
Tàu hỏa 
  • Điểm xuất phát: ga Hà Nội
  • Giá tàu dao động: 50.000đ – 125.000đ

Thời gian di chuyển: 1h30

  • SE1 khởi hành lúc 21:09 (58.000 -128.000/vé)
  • SE5 khởi hành lúc 11:14 (giá vé 46.000đ – 124.000đ)
  • SE7 khởi hành lúc 8:29 (giá vé 46.000đ – 124.000đ).
  • Ga Ninh Bình cách chùa Bái Đính khoảng 20 km. Sau đó bạn có thể bắt xe ôm, taxi hoặc xe buýt tới chùa.
Xe máy 
  • Chi phí 1 chiều: 100.000đ
  • Thời gian di chuyển: 1h15ph
  • Cung đường di chuyển từ Hà Nội về Bái Đính: Giải Phóng – Quốc lộ 1 cũ – huyện Thường Tín – Thành phố Phủ Lý – Thành phố Ninh Bình – Chùa Bái Đính
  • Giá vé để xe tại chùa: 15.000đ

4.2. Di chuyển tại chùa Bái Đính

  • Giá vé xe điện: 30.000đ/ chiều

Một số lưu ý cho du khách khi di chuyển bằng xe điện:

  • Khi mua vé xe điện hãy mua vé 2 chiều luôn một lần từ dưới chân núi. Tránh tình trạng lúc về bạn lại phải mất công đi kiếm chỗ xếp hàng mua vé.
  • Bạn nên di chuyển bằng xe điện lên chùa Bái Đính cổ trước. Sau đó bạn xuống chùa Bái Đính mới. Vì đi với lộ trình này là xuống núi. Còn nếu bạn leo từ chùa mới lên chùa cổ, mấy nghìn bậc đá đòi hỏi một thể lực thật tốt. Bên cạnh đó bạn phải có lòng kiên trì và kỹ năng leo núi nữa.

5. Đi chùa Bái Đính nên cầu gì, sắm lễ như thế nào?

Lễ bái không cần cầu kỳ sang trọng, lòng thành đến từ tâm mỗi phật tử. Bạn nên chuẩn bị đồ theo đúng nghi lễ truyền thống. Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị những lễ vật chay để dâng cúng Phật như: trái cây tươi ngon, bánh, trà ướp hương nguyên chất và chọn mua nhang trầm an toàn, hương thơm dễ chịu. Tránh không được dâng lễ mặn, các loại tiền âm phủ, vàng mã lên chánh điện thờ Phật. Tương tự không nên để tiền lên bàn thờ Tam Bảo, Phật tử nên quyên góp vào thùng công đức của chùa.

Đi chùa Bái Đính cầu tài lộc, bình an
Đi chùa Bái Đính cầu tài lộc, bình an

Chùa Bái Đính là chốn cửa Phật linh thiêng và là trung tâm Phật Giáo lớn nhất Việt Nam. Do đó, mỗi đầu năm mới, hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về lễ chùa. Mọi người thường cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình. Những người làm ăn sẽ cầu tài cầu lộc cho một năm làm ăn thịnh vượng.

6. Hướng dẫn tham quan chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính mới với diện tích khoảng 80 ha, gồm nhiều khu vực. Để du khách thuận tiện trong việc tham quan, DulichToday xin giới thiệu bản đồ khu vực chùa Bái Đính.

Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính
Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính

Hướng dẫn tham quan chùa Bái Đính khoa học và hợp lý nhất: Tam Quan Nội – Hành lang La Hán – Gác Chuông – Điện Quan Thế Âm Bồ Tát – Điện Pháp Chủ –  Điện Tam Thế – Tượng Phật Di Lặc – Bảo Tháp – chùa Bái Đính Cổ

  • Tam Quan Nội: công trình được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết. Kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cao tới đỉnh 16,5m, có chiều dài 32m, rộng 13,5m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85m, đường kính 0,87m, nặng khoảng 10 tấn.
  • Hành lang La Hán: trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tượng La Hán bằng đá nguyên khối. Mỗi gian chỉ đặt có 3 tượng đá La Hán. 500 tượng đá La Hán này do bàn tay các nghệ nhân tài hoa nhất của làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Du khách chú ý không được ném tiền lẻ và sờ vào các pho tượng.
Hành lang La Hán tại chùa Bái Đính được chế tác đầy tinh tế
Hành lang La Hán tại chùa Bái Đính được chế tác đầy tinh tế
  • Gác Chuông: được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, xà chồng cổ ngỗng, có đắp hoạ tiết hoa văn ôm lấy các hàm xà. Tháp có treo hai quả chuông đồng nặng 36 tấn và 27 tấn.
  • Điện Quan Thế Âm Bồ Tát: ba gian giữa trong điện đều có 3 bức hoành phi và 3 cửa võng treo trên cao. Gian chính giữa của điện Quan Thế Âm Bồ Tát còn đặt một sập thờ bằng gỗ, theo kiểu chân quỳ dạ cá, chạm kênh bong, thông phong nhiều lớp, hình chạm là tứ linh, tứ quý, hoa lá, … Các đồ thờ đểu bằng đổng
  • Điện Pháp Chủ: Điện Pháp Chủ nổi bật với pho tượng Thích Ca Mâu Ni được cấp bằng ” Xác nhận kỷ lục” là ” Pho tượng đồng Thích Ca Mâu Ni cao và nặng nhất Việt Nam”. Điện được xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng
Vẻ đẹp cổ kính linh thiêng tại điện PhápPhủ
Vẻ đẹp cổ kính linh thiêng tại điện Pháp Phủ
  • Điện Tam Thế: đứng ở đây, là đứng trên một quả đồi cao hơn 67m, nếu so với mặt đất ở dưới Tam quan. Giữa hai lối lên còn làm một phù điêu đá hình vuông. Bức phù điêu đá lớn này chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng), độ cao của các hình chạm khắc là 5cm.
  • Bảo Tháp: với chiều cao 100m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, tòa bảo tháp tại chùa Bái Đính là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ. Xung quanh bên ngoài Bảo Tháp được thiết kế các ô cửa, bên trong mỗi ô này đặt một tượng phật, xung quanh gạch đỏ được ốp trang trí rất tinh xảo. Du khách nên tĩnh tâm và đi một vòng quanh tượng phật theo chiều kim đồng hồ, đồng thời bước nhẹ, niệm: “Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật”.
Bảo tháp được trang trí tinh xảo tại chùa Bái Đính
Bảo tháp được trang trí tinh xảo tại chùa Bái Đính
  • Tượng Phật Di Lặc: Tượng Phật Di Lặc đặt trên đỉnh đồi cao nhất trong khu chùa, cao khoảng 100m so với sân chùa. Đó là Phật Vị Lai, đúc bằng đồng ở tư thế hóa thân thành Hòa thượng đi hành khất. Tượng cao hơn 10m, nặng 80 tấn.
  • Chùa Bái Đính cổ: Chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý. Chùa gồm các điểm tham quan như: Giếng Ngọc, Động thờ Tổ sư, Động thờ Phật, Động thờ Mẫu, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không và điện thờ Đức Thánh Cao Sơn.

7. Kinh nghiệm ăn uống tại chùa Bái Đính

Đến với chùa Bái Đính, nhiều du khách và Phật tử sẽ chọn hình thức ăn chay. Các món chay tại chùa rất thanh tịnh và dễ ăn. Bạn có thể lên điện Tam Thế để ăn đồ chay. 3 món chay cực ngon tại chùa du khách không thể bỏ qua: rau củ kho chay, bánh bột lọc lá chuối, canh chua mì căn vò viên. Ngoài ra du khách có thể tự chuẩn bị trước đồ ăn cho mình. Trong chùa có nhiều điểm nghỉ ngơi, bạn có thể sử dụng để ăn trưa.

Rau củ kho chay là món ăn ưa thích của các tôn ni phật tử
Rau củ kho chay là món ăn ưa thích của các tôn ni phật tử

Nếu không hợp với đồ chay, du khách có thể thưởng thức các đặc sản nức tiếng của Ninh Bình. Một số đặc sản nổi tiếng như thịt dê núi, cơm cháy, nem Yên Mạc và rượu Lai Thành Kim Sơn… Một số nhà hàng đông khách bạn có thể tham khảo như Aroma Indian Restaurant, Thao Beo Restaurant Bar, Family restaurant, Nhà hàng Trung Tuyết.

8. Các khóa tu tại chùa Bái Đính

Tại chùa Bái Đính vào mùa hè có các khóa tu hè thường niên. Khóa tu diễn ra 2 đợt, đợt 1 từ ngày 4 – 10/6 và đợt 2 từ ngày 2 – 8/7. Khóa tu mùa hè dành cho các bạn học sinh, sinh viên từ 13 – 25 tuổi. Mọi hoạt động tại chùa đều được miễn phí, các chi phí đều do nhà chùa và các mạnh thường quân đóng góp. Bố mẹ nên đăng ký cho con mình tham dự khóa tu này. Bởi đây là cơ hội tuyệt vời để xây dựng những nét đẹp trong tâm hồn và xây dựng nền tảng cho các bạn trẻ hướng đến lối sống chân – thiện – mỹ.

Khóa tu hè được tổ chức thường niên tại chùa
Khóa tu hè được tổ chức thường niên tại chùa

Số lượng học sinh, sinh viên đăng ký khóa tu tại chùa Bái Đính lớn hơn rất nhiều so với các chùa khác. Hàng năm có hàng ngàn người tham gia đến từ tất cả tỉnh thành trên cả nước. Tại các khóa tu, các em được các sư thầy thuyết giảng về các giáo lý cơ bản của đạo Phật, về tình yêu thương, đạo lý làm người. Từ đó các em học tập và có thái độ sống đúng đắn, lạc quan, tích cực, có ý thức trách nhiệm và yêu thương mọi người.

9. Đặt tour du lịch Bái Đính

Các hãng du lịch đều có những tour tham quan Bái Đính với mức giá cạnh tranh và dịch vụ hấp dẫn. Dưới đây là 1 vài gợi ý đặt tour du lịch dành cho bạn

Tour Nội dung 
Tour du lịch Hà Nội – Bái Đính – Tràng An 1 ngày
  • Giá tour: 740.000đ/người

Hành trình tour

  • Buổi sáng: 8h đón khách từ Hà Nội, sau đó tham quan chùa Bái Đính
  • Buổi trưa: 13h00 ăn trưa tại nhà hàng
  • Buổi chiều: 14h00 thăm Tràng An; 16h30: di chuyển về Hà Nội

Dịch vụ đi kèm

  • Ăn trưa buffet tại nhà hàng
  • Vé tham quan, vé đồ Tràng An
  • Hướng dẫn viên
  • Không bao gồm vé xe điện Bái Đính

Xem thêm Tour Bái Đính 1 ngày

Tour du lịch Hoa Lư -Tam Cốc – Bái Đính -Tràng An 2 ngày 1 đêm
  • Giá tour: 2.000.000đ/người

Hành trình tour

Ngày 01: Hà Nội – Hoa Lư – Tam Cốc

  • Buổi sáng: 6h30 đón khách từ Hà Nội; tham quan cố đô Hoa Lư
  • Buổi trưa: ăn buffet tại nhà hàng
  • Buổi chiều: thăm động Tam Cốc
  • Buổi tối: về khách sạn ăn uống, nghỉ ngơi

Ngày 02: Bái Đính – Tràng An

  • Buổi sáng: ăn sáng tại khách sạn; 09h30 tham quan chùa Bái Đính
  • Buổi trưa: ăn trưa tại nhà hàng
  • Buổi chiều: tham quan Tràng An; 16h30 di chuyển về Hà Nội

Dịch vụ đi kèm

  • Ăn uống theo chương trình: 1 bữa sáng; 2 bữa trưa; 1 bữa tối.

Mức ăn chính: 120,000đ/khách Mức ăn phụ: 50,000đ/khách

  • Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm suốt tuyến.
  • Bảo hiểm du lịch suốt tuyến
  • Phí thắng cảnh các điểm vào cửa lần thứ nhất các điểm có trong chương trình.
  • Không bao gồm vé Kênh Gà
Xem thêm Tour Bái Đính 2 ngày 1 đêm

10. Các lưu ý khác khi đi tham quan chùa Bái Đính

  • Du khách nên chọn những bộ đồ đơn giản, kín đáo, thanh lịch khi đến thăm chùa. Màu sắc trang phục nhã nhặn phù hợp với vẻ linh thiêng nơi cửa Phật. Bên cạnh đó hãy lựa chọn giày thể thao để di chuyển thuận tiện nhất thay vì dép cao gót. Các tôn ni Phật tử nên mặc đồ lam, áo lam Phật tử.
  • Đặc sản luôn là thứ quà đặc trưng và có ý nghĩa nhất. Cơm cháy là một trong những đặc sản Ninh Bình được yêu thích khi ghé thăm nơi đây. Hoặc bạn có thể qua cửa hàng đồ lưu niệm mua các sản phẩm độc đáo của làng nghề chiếu cói Kim Sơn nổi tiếng để tặng người thân, bạn bè.
  • Tổng chi phí tham quan chùa Bái Đính
Chi phíGiá tiền
Chi phí di chuyển150.000đ
Chi phí ăn uống150.000đ
Chi phí tham quan100.000đ
Chi phí phát sinh100.000đ
Tổng chi phí500.000đ
 ______________
Cập nhật thông tin 2021