3 Nơi ở Việt Nam để Lại ấn Tượng Sâu Sắc Nhất Với Bạn Là ở đâu ?

Cũng tạm được gọi là có đi đây đi đó trên mảnh đất hình chữ S này. Trong số những nơi đã đặt chân qua, có 3 địa điểm để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất. (Những tấm ảnh này mình chụp từ hồi chưa có khái niệm nhiếp ảnh trong đầu :v vào khoảng những năm 2015~2016 nên kích thước màu sắc không đồng nhất, do Covid rảnh rỗi nên ngồi chia sẻ lại)

Đầu tiên là Tà Đùng trên quốc lộ 28 đoạn đi qua Đắk Som tỉnh Đắk Nông với điểm nhấn là hồ Tà Đùng. Được mệnh danh là vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, đây thực sự là một kiệt tác của tạo hóa. Để dễ hình dung, vẻ đẹp của Tà Đùng tương tự như việc ta đi tìm giới hạn của hàm số f(x) = (2x^4 + x^3 – sin(cos(x))+3)/(3x^3 – 2x^2 + ln(x) +1) khi x tiến đến vô cùng vậy.

Áp dụng định lý Pytago trong SGK GDCD lớp 11, kết quả là vô cùng.

2020-12-10 10.05.51 1.jpg Quả thực khi đứng trên cao nhìn xuống hồ, phóng tầm mắt ra xa, cảm tưởng như đang lạc vào tiên giới, không còn phân biệt được đâu là trời, đâu là đất nữa. Mình liên tục dừng xe để chụp ảnh nhưng hầu như không bắt được khoảng khắc nào ưng ý cả, muốn quăng cái điện thoại đi bởi vì “ở ngoài đẹp thế này mà sao điện thoại chụp như nồi vậy”.

Nhưng cảm nhận bằng mắt thôi cũng quá tuyệt vời rồi. Chỉ có một điều đáng tiếc trong chuyến đi ngày hôm đó là do đang vội đến Đà Lạt nên không có thời gian thuê thuyền xuống hồ để khám phá thêm. Chắc chắn sẽ trở lại Tà Đùng trong tương lai.

19402062_1473474926008037_1848721488047509469_o.jpg Địa điểm thứ hai là một đoạn ngắn dưới chân đèo Cả theo Quốc lộ 1 về thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, con đường chạy song song theo những trái núi mé tả lúc mặt trời chuẩn bị về chiều, những tia nắng nấp sau núi giao thoa với mặt hồ Hảo Sơn, như thể đang nhuộm vàng đồng cỏ xanh rì bát ngát hai bên đường.

Thi thoảng có một đoàn xe lửa xập xình cắt ngang. Khung cảnh bình dị này làm mình chợt nhớ đến hình ảnh hai chị em Liên lặng lẽ ngồi đợi đoàn tàu chạy qua trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam học hồi năm 11. Núi, hồ, cánh đồng, đoàn tàu, những thứ rất đỗi mộc mạc, thân thuộc nhưng không hiểu sao khi cộng hưởng với nhau lại gây ấn tượng mạnh đến vậy, rất thi vị và đẹp khó tả. Như cách nói của anh BLV bóng đá Tạ Biên Cương thì “đôi khi ngôn từ trở nên bất lực trước vẻ đẹp”. Và nếu Beethoven có dịp đến Phú Yên vào lúc trời chiều như thế này thì chắc hẳn bản “Sonata Ánh trăng” đã được thay thế bằng một bản Sonata khác.

DSC_1579.jpg Về đến nhà mới nhớ ra khoảnh khắc đó nên không chụp được tấm nào cả. Thôi đành để bù một vài ảnh chụp ở Phú Yên vậy. 😁

DSC_1535.jpg DSC_1508.jpg Và cũng không thể thiếu lí do để mình có chuyến đi đến Phú Yên .

2020_0406_19171700-01.jpeg Địa điểm thứ ba chính là Thiên Thọ Lăng, lăng của vị vua sáng lập ra triều đại phong kiến cuối cùng của dân tộc, Nguyễn Ánh. Sơn lăng này nếu xét về quy mô, không rộng lớn như lăng Minh Mạng hay Tự Đức, nếu so về kiến trúc, không thể sánh bằng lăng Khải Định.

Thiên Thọ lăng lại là nơi xa nhất về phía kinh thành so với các lăng khác, nên lăng rất ít du khách đến tham quan. Tuy nhiên, với những ai đã bỏ công sức đến viếng Đức Thế tổ hoàng đế, chắc chắn sẽ không thất vọng vì lăng có những nét đẹp riêng khơi gợi lên cảm xúc đặc biệt trong mỗi người.

DSC_2189.jpg

Lăng Gia Long gồm 3 phần: tẩm điện – lăng mộ - nhà bia, được xây cất bề thế và uy nghiêm, trước mặt là hồ nước trồng toàn sen, tiếp theo là núi hình bán nguyệt. Vị trí đặt các công trình đều được tính toán một cách chuẩn mực. Toàn bộ lăng không có tường thành bao quanh như các lăng khác, nằm hòa hợp với thiên nhiên giữa một khu rừng già vắng vẻ rộng lớn.

DSC_2191.jpg

Thiên Thọ lăng tạo cho người đến viếng một cảm giác hùng tráng, dữ dội nhưng không kém phần u tịch, ma mị như mang theo cá tính và số phận của vị chủ nhân của nó vậy. Chính vì điều này mà khi đứng trước lăng, mình cảm thấy tê người, hồi hộp như một anh quan tòng bát phẩm lần đầu đặt chân vào điện Cần Chánh diện kiến Đức vua vậy.

Mặc dù cho đến tận bây giờ, hậu thế vẫn còn tranh cãi về việc luận công hay tội, anh hùng hay kẻ bán nước của nhà vua. Với mình, Đức Thế tổ Hoàng đế triều ta xứng đáng được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn.

DSC_2178.jpg Hôm mình ghé lăng thì khi đó chỉ có đúng 2 người khách tham quan ( trong đó có 1 anh Tây đi xe máy), vắng vẻ nên ngồi trò chuyện với chú bảo vệ của lăng. Chú bảo vệ mà giới thiệu về lăng và vua Gia Long như một hướng dẫn viên thực thụ vậy. Khi mình hỏi đường để đi thăm các lăng xung quanh thì chú cũng nhiệt tình ngồi lụi hụi vẽ lại đường đi trên giấy

DSC_2176.jpg

Dưới đây là một số thông tin thú vị mà mình nhặt được từ chú bảo vệ cũng như từ Internet:

+ Chỉ có mộ của vua và hoàng hậu mới được phép gọi là lăng, mộ của thân vương gọi là tẩm

+ Lăng Gia Long là lăng vua duy nhất mang tên kép (Thiên Thọ), các lăng khác đều tên đơn.

+ Vua không được chôn tại đây, mộ ở đây chỉ là mộ gió.

+ Mộ vua nằm bên trái, mộ hoàng hậu nằm bên phải theo nguyên tắc nam tả, nữ hữu. Mộ vua cao hơn, dài hơn mộ hoàng hậu (sai khác rất nhỏ, khó phân biệt được khi nhìn từ xa)

+ Phần mộ hoàng hậu có vết xước do bom đạn trong chiến tranh

+ Đặc biệt, khi đứng từ phía sau, nhìn qua khe giữa của mộ vua và hoàng hậu, sẽ thấy được đỉnh của ngọn núi Đại Thiên Thọ, ngọn núi lớn nhất trong vùng, cũng là tiền án của lăng.

+ Ngoài lăng Gia Long, xung quanh còn có rất nhiều lăng, tẩm của các nhân vật hoàng gia khác.

Trong đó có lăng Thiên Thọ Hữu, lăng của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu mẹ vua Minh Mạng. Lúc mình ghé thì lăng đang được sửa chữa.

DSC_2179.jpg DSC_2186.jpg

DSC_2180.jpg

_____________

Tổng kết:

Nước Việt Nam ta đẹp vô cùng!