Vườn Quốc Gia Cát Tiên Mỏ Vàng Du Lịch

Tôi đến Cát Tiên lần đầu 1992, đưa các thầy cô và nhân viên trường Đội đi huấn luyện dã ngoại. Phải lùng sục khắp các chợ để mua sắm đồ đi rừng. Từ ba lô, giày bộ đội, nón tai bèo, ca sắt, bình toong, đèn pin, thuốc Dep, lều trại đến mì gói, lương khô, dao rựa và chuẩn bị mọi thứ trên đôi vai mình..

Lần đầu tiên, tôi hiểu thế nào là rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng với quá nhiều ấn tượng, đặc biệt về vắt. Trước đó, tôi chỉ biết về đỉa. Ở quê tôi, đỉa dưới nước, cũng thân quen như gián, kiến trên bờ. Chúng hút cả máu người và súc vật, cực dai, rất khó giết. Còn vắt, ở trên đất trên cây, chỉ hút máu người và dễ giết hơn.vắt rừng

Thời đó, đến Cát Tiên vào mùa mưa, qua rừng tre đặc dụng là đụng vắt. Trên thảm lá tre vàng úa, từng "binh đoàn" vắt đen kít, nhấp nhô uốn dẻo, ngẩng đầu rối rít chào mừng khách quý. Phải chạy thật nhanh qua các thảm vắt. Dù đã cẩn thận thoa thuốc Dep, loại thuốc trị ghẻ của lính Mỹ trước 1975, có tác dụng chống vắt, nhưng vì lội nước lội sình và mồ hôi ướt đẫm, thuốc trôi tuột nên thế nào cũng dính. Không chỉ đo đất để đi, vắt có thể từ trên cây nhảy dù xuống và có mặt bất cứ chỗ nào.

Có lẽ, biết tôi là trưởng đoàn, đầu têu nên được vắt hỏi thăm ngay. Đang đi, thấy rốn lành lạnh, thò tay vào thì hỡi ôi - Máu ! Tưởng bị gai cào, ai dè một nàng vắt, chắc nhảy dù xuống áo, bò qua kẽ hở giữa 2 nút áo, hút máu no nê, tròn như viên bi, dù lúc bình thường vắt chỉ dài bằng nửa cây tăm. Nghe tôi báo động, mọi người mới kiểm tra với nhiều tiếng la hốt hoảng.

Người thì vắt bò vào túi quần, hút máu qua lớp vải mỏng. Người thấy vắt ngo ngoe ở lỗ bộc dây giày. Có cô giáo trẻ phát hiện, vắt đang bò lên đùi non thám hiểm, nhảy cẫng lên như giẫm nhằm lửa. Các thầy tình nguyện bắt dùm MÀ CỔ KHÔNG CHỊU. Dứt khoát phải tách đoàn để một mình xử lý.

Trong khi ai cũng "kín cổng cao tường" thì nhà văn Phạm Côn Sơn "lấy độc trị độc". Cứ sandal, quần ngắn, áo thun ba lỗ. Hễ nàng vắt nào mon men đến gần, là ông già cầm tay vứt ra từng đứa. 

Đó là chuyện ngày xưa, Bây giờ, có khi tìm đỏ mắt cũng không gặp. Anh em còn bảo "ai được vắt cắn là hên". Chuyến FamTrip vừa rồi, đi rừng cả ngàyngày lẫn đêm cũng không gặp. Tối về phòng nghỉ, loay hoay giăng mùng thì thấy ngứa ngứa. Nhìn kỹ, một nàng vắt đang bám vào cổ tay, chẳng biết ở đâu ra ? Có lẽ nó nhận ra cố nhân từ mấy năm trước ?

Hồi đó, Vườn Quốc Gia Cát Tiên chưa có đường đẹp như bây giờ. Chỉ có đường mòn, lắm lúc phải dùng dựa mở lối mà đi, lơ mơ lạc rừng như chơi. Tới bữa, đã có cơm nắm hoặc mì sống. Đến chỗ ngủ dựng lều, mới có cơm nóng, mì nấu với rau rừng. Sang hơn thì có mấy con cá tươi vừa câu được. Tối ngủ ven sông, phải đốt lửa, thay nhau canh thú dữ. Sáng dậy làm vệ sinh, xoá sạch mọi dấu vết, lại tiếp tục lên đường. Sau này nhờ anh em kiểm lâm hỗ trợ nên viẹc tham quan càng chu đáo và an toàn hơn.

Dân mê rừng truyền miệng. 

Muốn xem cây thì đến Cúc Phương (Ninh Bình)
Muốn tắm thác thì đến Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
Muốn xem thú thì vào Cát Tiên (Đồng Nai)

Có người còn bảo : "Cát Tiên là Amazon của Châu Á."

vườn quốc gia cát Tiên - băng di

Vườn Quốc gia Cát Tiên - ảnh Bang Di instagram

Video của Băng Di - Trekking Vườn Quốc Gia Cát Tiên

>>Có thể bạn thích tour Nam Cát Tiên Hành trình về với Rừng Xanh << click here

Vườn Quốc Gia Cát Tiên thuộc địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, có tổng diện tích : 74.837 ha.

là khu bảo tồn động thực vật lớn và đa dạng nhất ở Việt nam. Cát Tiên có 3 khu vực : Nam Cát Tiên, Tây Cát Tiên, Cát Lộc nép mình bên dòng sông Đồng Nai, quanh năm màu mỡ. Con sông dài nhất miền Nam đây ắp huyền thoại lẫy lừng về chiến khu Danh hùng Huỳnh Văn Nghệ

Nằm trong khu vực chuyển tiếp khí hậu giữ miền núi, đồng bằng và cao nguyên nên Cát Tiên là điểm nóng đa dạng về sinh học và thực vật. Rừng nguyên sinh Cát Tiên luôn có sông suối bao bọc, rải rác nhiều bàu lớn. Giữa sông có các đảo nhỏ đan xen với nhiều ghềnh thác ngoạn mục như: thác Trời, thác Mây, thác Bến Cự, thác Dựng...

hệ động vật Vườn Quốc Gia Cát Tiên có 1.529 loài với 55 bộ và 222 họ. Thú có 113 loài, 12 bộ,38 họ. Chim có 351 loài, 18 bộ (cả nước chỉ có 19 bộ), 64 họ. Bò sát có 109 loài, 4 bộ, 17 họ. Côn trùng có 756 loài, 10 bộ, 68 họ. Cá có 159 loài, 9 bộ, 29 họ...

Trong đó có 38 loài thú, 17 loài chim, 18 loài lưỡng cư, 3 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Nhiều loại thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Thế giới như : hổ Đông Dương, bò rừng, trăn gấm, công lục, báo, sóc bay, ngan cánh trắng, gà đẫy Java. Có những loài thú cực kỳ quý hiếm, được phát hiện bằng hệ thống camera cực nhạy

Hình ảnh những con tê giác 1 sừng trong bóng đen rừng già hiền lành, lặng lẽ đã khẳng định sự có mặt của tê giác ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Chỉ tiếc và đau là con tê giác 1 sừng cuối cùng ở Cát Tiên đã bị giết hại vào tháng 4 năm ngoái. Ở đây, có những địa danh mang tên gọi đặc trưng các loại động vật như: bàu Chim, bàu Sấu, bày Nai, bàu Cá, trảng Cò, thác Mỏ Vẹt...

vườn quốc gia cát tiênHệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp ở Cát Tiên gồm 1.610 loài, 75 bộ, 162 họ, 724 chi với nhiều loài gỗ quý như gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, trắc ...

Gần 100 loài phong lan với 310 loài cây được liệu. Riêng nấm có 370 loài thuộc 45 họ, 128 chi.

Vườn Quốc Gia Cát Tiên cũng vừa phát hiện và nuôi trồng thành công loại nấm hương quý hiếm Lentinula Platinedodos. 

Thảm thực vật ở Cát Tiên gồm : rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ - tre - nứa và thảm thực vật đầm lầy. Nhiều cây đại thụ khổng lồ thách thức cả trời xanh và năm tháng.

Năm 1984, các nhà khảo cổ phát hiện quần thể di tích lịch sử văn hoá quan trọng của vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm ở Cát Tiên. Khu đền đài hoành tráng dài 20 km, gồm bảy tháp thờ hình oval nằm trên bảy ngọn núi ở thượng lưu sông Đồng Nai và nhiều công trình đang chìm sâu trong lòng đất, dưới tán rừng nguyên sinh. Các đền thờ linh vật được xây bằng gạch thô; bệ khung, điềm của cột trụ bằng đá xanh granite và chạm trổ hoa văn.

Có nhiều Linga - Yoni bằng đá xanh mài bóng cao 2,1 m, đường kính 0,8m được xem là lớn nhất thế giới. Ngoài ra còn có thạch ấn - triện đá rất lạ và hàng trăm miếng vàng được khắc hoạ các hình ảnh vũ nữ, chiến binh, voi, hoa sen và nhiều cảnh sinh hoạt.

Mấy năm gần đây VGQCT là điểm hẹn kỳ thú của các nhóm khách du lịch sinh thái rừng. Từ Sài Gòn theo QL1, rẽ ngã ba Dầu Giây vào QL 20, tới cây số 125 đi Đà Lạt, đến ngã 3 Tân Phú rẽ trái 24 km là đến Cát Tiên. Gửi xe bên này bờ rồi mang hành lý lên phà vượt sông vào rừng. Các nhân viên kiểm lâm kiêm hướng dẫn viên du lịch sẽ đưa khách hành quân bộ xuyên rừng khám phá. Rừng bằng lăng đang khoe sắc tím và nổi bật là cây Bằng Lăng cổ thụ sáu ngón. Cây Thiên Tuế 400 tuổi. Cây Tung khổng lồ, thân to và thẳng cao vút như trục tung vuông góc với những nhành rễ  nổi ngang trên mặt đất; đẹp, dài và cao quá đầu người. Đây là loại cây có rất nhiều ở đền Taprohm trong quần thể Angkor. Cây gõ ông đồng, phải ngửa hết cổ mới nhì thấy ngọn... Đứng trước những cây đại thụ, có cảm tưởng như thời gian dừng lại và mùa xuân ở mãi với muôn loài.

cây cổ thụ vườn quốc gia cát tiên

Qua rừng tre đặc dụng, may mắn sẽ gặp tre đang nở hoa. Đời tre chỉ nở hoa 1 lần. Sau khi nở hoa, tre bắt đầu thoái hoá rồi chết. Xao xác giữa nhưng tán tre là hoa rừng khoe sắc là tiếng vỗ cánh hay tiếng hót véo von của những loài chim chưa kịp biết tên. Có khi là tiếng vọng réo rắt, tiếng hú gọi bầy của mấy loài thú lạ. Dưới chân là vô số con côn trùng và nhuyễn thể, kể cả vắt. Có thể ghé thác Trời nghe kể chuyện về truyền thuyết Cát Tiên, nơi những tiên nữ thiên đình ngày xưa xuống núi vui đùa cùng muông thú. Hoặc đi xuồng xuôi dòng Đồng Nai đến thác Mỏ Vẹt, tắm thác đã đời.

Khách đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên thường đi theo đoàn chuyên biệt. Đoàn thì thích sưu tập bướm. Đoàn lại thích tìm hiểu các loài côn trùng. Có đoàn thì chỉ thích xem chim. Có đoàn muốn nghiên cứu về các loài thú linh trưởng. Có đoàn khảo sát về cây hoặc các loại thuỷ sinh. Đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên tôi thích nhất là xem thú đêm. Chừng 20h, lên xe đặc chủng, từng nhóm 5-7 người bởi đi đông khó xem hơn. Các loài thú lớn ăn cỏ như: nai, hươu, hoẵng, heo... cứ từng nhà, có khi từng đôi hay đơn lẻ kiếm ăn ven đường. Gặp đèn pha chúng hơi khựng lại, sau đó lủi mất nên phải nhanh tay và có máy ảnh chuyên dụng mới chụp được. Tôi rất thích ở lại bàu Sấu để ban ngày thì ngắm chim, tối xem thú uống nước và từng bầu cá sấu hoang dại lặng lẽ kiếm ăn trên bàu giữa trời đom đóm chập chờn ma quái.

Mỗi ngày, bàu Sấu "thay áo" cả chục lần với nhiều khoảng khắc. Khi dịu dàng đằm thắm, khi nổi loạn phá cách với những vẻ đẹp, mênh mang lạ lùng, khó tả. Đẹp nhất là sáng sớm khi "sương khói mờ nhân ảnh" và chiều ta, vàng rực mây trời, sương giăng bảng lảng.

Vườn Quốc Gia Cát Tiên hiện có hai trung tâm cứu hộ linh trưởng. Cả hai đều do người nước ngoài bảo trợ. Đến đây, mới hiểu thêm là thú cũng như người. Việc chung chuồng phải được đồng thuận, bằng không cắn xé nhau cả ngày. Thú cứu hộ thường do người nuôi gửi thả, thú bị săn bắt, có cả thú bị thương.. Chúng được chăm sóc, tập làm quen với môi trường bán hoang dã. Từng con, phải xét nghiệm ADN để truy tìm quên quán, dòng dõi. Rồi khảo sát điều kiện sống ở quê chúng. Sau cả năm kiên trì luyện tập, con nào đủ điều kiện mới gắn chip thả về rừng. Nhìn chú gấu Hope sập bẫy, cụt cả 2 bàn chân trước đang khoé léo tập trèo cây mà ứa nước mắt. Có con còn bị mù mắt, bị điên... đang căm sóc phục hồi bản năng. Nhiều con phải vĩnh viễn xa rừng vì thương tật.

>>Có thể bạn thích tour Nam Cát Tiên Hành trình về với Rừng Xanh << click here

Có thể nói Vườn Quốc Gia Cát Tiên là mỏ vàng du lịch Việt Nam. Để quặng biến thành vàng, cần có thêm nhiều công sức và tiền bạc.. Mỗi năm Cát tiên chỉ mới đón được gần 20.000 khách trong khi VQG Khao Yai - di sản thiên nhiên thế giới của Thái Lan - đón hơn 1 triệu. Tôi đến Khao Yai xem thú đêm và trekking xuyên rừng. Khao Yai rộng hơn nhưng không có rừng ngập nước. Hệ thống động vật cũng ít hơn nhưng cách làm thì hơn hẳn. Cách cửa rừng 6 km, có sân golf và hàng chục resort 4 sao hoành tráng với những khu trò chơi liên hiệp giã ngoại, đủ sức đón và giữ chân hàng chục ngàn khách mỗi ngày. Còn ở Cát Tiên, cố gắng lắm cũng chỉ có được 50 phòng cỡ 1 sao rưỡi. Khu du lịch cao cấp, giản đơn mà độc đáo do tư nhân đầu tư cạnh thác Bến Cự cũng chỉ có 11 phòng. Việc khảo cổ các di chỉ ở thánh địa Cát Tiên "Không thua kém Thánh địa Mỹ Sơn" (GS. Trần Quốc Vượng) vì nhiều lý do đã dừng lại từ lâu. Trong khih Bộ Văn Hoá - Thể Thao và Du lịch đang lập hồ sơ, trình UNESCO công nhận Cát Tiên - cả thánh địa và vườn quốc gia, là Di sản thế giới, thì nhà nước lại đang triển khai các dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A.

Khi công trình hoàn thành, khu bàu Sấu - Ramsar của Việt Nam sẽ biến mất. Hệ sinh thái Vườn Quốc Gia Cát Tiên sẽ bị đảo lộn cùng với sự diệt vong của nhiều loài động thực vật quý hiến.

Thật Đáng Tiếc !!

Nguyễn Văn Mỹ

Một số ảnh đẹp của chuyến Trekking Rừng Quốc Gia Cát Tiên của Băng Di 

vườn quốc gia cát tiên

vườn quốc gia cát bàvườn quốc gia cát bàvườn quốc gia cát bà
vườn quốc gia cát bàvườn quốc gia cát bàvườn quốc gia cát bà
vườn quốc gia cát bàvườn quốc gia cát bàvườn quốc gia cát bà

>>Có thể bạn thích tour Nam Cát Tiên Hành trình về với Rừng Xanh << click here

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 17

Vườn quốc gia Cát Tiên cách TP HCM khoảng 150 km về phía Bắc là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước). Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lâm được gọi là khu vực Cát Lộc, dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên, cũng là nơi Băng Di và bạn trai chọn trekking cùng bạn bè.

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 11

Với những người yêu thiên nhiên và thích du lịch bụi thì đây là sự lựa chọn lý tưởng vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5). Mùa mưa thì khó đi hơn vì đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, nhưng lại có nhiều thử thách. Bạn phải tốn ít nhất hai ngày một đêm mới trải nghiệm được nhiều điều thú vị trong rừng. Đến cổng rừng, Băng Di và hội bạn di chuyển bằng nhiều phương tiện để vào sâu bên trong như xe đạp, thuyền, xe tải.

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 5

Diễn viên Gạo nếp gạo tẻ chụp hình cùng bạn trai trên rễ cây tung cổ thụ hơn 400 tuổi sừng sững giữa rừng. Cây này khá nổi tiếng, hầu hết các tour trekking rừng Nam Cát Tiên đều đưa du khách đến đây chiêm ngưỡng độ đồ sộ của thân cây cao hơn 30 m, có thể khiến bạn choáng ngợp.

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 3

Đôi tình nhân hào hứng đạp xe gần 10 km trên cung đường đất gập ghềnh vào đến bìa rừng để chuẩn bị trekking đường bộ, cắm trại trong rừng. Băng Di chia sẻ, cả hai chọn vào rừng khám phá thiên nhiên vì vừa an toàn trong mùa dịch, hạn chế tiếp xúc nơi đông người lại vừa ủng hộ ngành du lịch nước nhà trong thời gian này.

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 7

Một trong những điểm dừng chân để lại ấn tượng khó quên đối với du khách là Bàu Sấu, nơi sinh sống của loài cá sấu nước ngọt (cá sấu xiêm). Để đến đây, sau khi đạp xe thì bạn phải đi bộ hơn 5 km đường xuyên rừng. Bàu Sấu nằm lọt thỏm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Tiên, có diện tích đất ngập nước lớn nhất vườn với mặt bàu rộng hơn 2.500 ha vào mùa mưa. Song mùa hè thì mặt bàu chỉ khoảng 100-150 ha. Du khách tới đây để tìm hiểu về loài cá sấu xiêm, ngắm mặt trời lặn đẹp đến nao lòng.

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 13

Đi rừng vào mùa khô sẽ ít vắt hơn. Du khách muốn trekking Nam Cát Tiên phải đi cùng kiểm lâm. Họ vừa là hướng dẫn viên, vừa là người nhắc nhở an toàn cho bạn vì có những đoạn rất khó đi, cây cối rậm rạp hoặc suối trơn trượt cần chú ý. Ngoài yêu cầu sức khỏe tốt, bạn nên chuẩn bị hành trang gọn nhẹ, giày thể thao có độ bám tạo sự thoải mái, tiện di chuyển. 

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 15

Nữ ca sĩ và bạn trai leo lên một thân cây si "trăm rễ" để chụp ảnh. Rễ cây dài hàng chục mét, tỏa ra xung quanh, uốn mình trên dòng suối mát chảy quanh năm. Băng Di thích thú kể, trong rừng không có wifi nhưng chính điều này lại giúp con người gần nhau hơn, tự nhiên sẽ tìm ra cách tốt hơn để "kết nối".

Băng Di và bạn trai doanh nhân trekking rừng Nam Cát Tiên - 19

Hiện vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Thời gian này các đường bay quốc tế vẫn chưa mở cửa trở lại, nếu quá chán và muốn tìm một nơi xõa cuối tuần thì đây là gợi ý không tồi. Những ngày đầu mùa mưa, bạn nên canh dự báo thời tiết rồi chọn một tour trekking rừng thay đổi không khí. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây hoang dã nhưng không kém phần lãng mạn, chắc chắn sẽ cho bạn một chuyến đi đáng nhớ.

>>Có thể bạn thích tour Nam Cát Tiên Hành trình về với Rừng Xanh << click here