Đi Du Lịch Nước Ngoài Cần Chuẩn Bị Gì

Chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của mình khi đi du lịch, công tác nước ngoài để bạn có một chuyến đi thuận tiện hơn, tránh những rắc rối không cần thiết. Mời các bạn chia sẻ thêm bằng cách comment vào bài những thứ mình chưa đề cập nhé. Chúc bạn có chuyến đi chơi vui vẻ

Kiểm tra passport, visa, thời hạn

Hẳn là phải có visa thì mới đi vào nước bạn được rồi, nhưng có những quốc gia lại yêu cầu đặc biệt như làm visa khi tới sân bay, hoặc một vài nước khác thì lại yêu cầu thời hạn passport phải còn trên 6 tháng chẳng hạn. Bạn có thể tìm hiểu về yêu cầu passport, visa của nước bạn sắp đi du lịch đến thông qua trang web của lãnh sự tại Việt Nam. Đa phần thông tin đều ngắn gọn, dễ hiểu và nên đọc qua cho biết.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra xem passport của mình có... còn không. Mình đã gặp nhiều trường hợp xin visa này nọ xong hết cả rồi nhưng gần tới ngày bay đi chơi lại làm mất passport, mà lại không biết trước đủ lâu để xin lại passport mới nên đành phải hủy chuyến, vừa mất vui vừa uổng tiền.

Vậy nên thường trước khi đi 2 tuần mình check lại passport cẩn thận hết, cất nó vào tủ cho an toàn. Trong trường hợp bạn làm mất passport, bạn vẫn có thể đi làm lại và đa số các quốc gia đều hỗ trợ cấp lại visa cho người bị mất passport hoặc passport hết hạn. Tất nhiên là bạn sẽ phải tốn thêm một ít chi phí, nhưng vẫn đỡ hơn là mất vui và mất tiền cả chuyến đi.

Đang tải 4035840_app_tool_di_du_lich_tinhte_6.jpg…

Kiểm tra ổ điện nơi du lịch đến

Chuẩn ổ cắm của nơi bạn sắp bay tới là thứ cực kì quan trọng bởi có thể những cục sạc, đồ điện tử của bạn không thể cắm vừa nơi đây, và không phải khách sạn nào cũng có sẵn ổ đổi chân cắm cho bạn mượn. Vậy nên trước khi du lịch sang nước nào đó bạn cần tìm hiểu về chuẩn ổ cắm điện mà họ dùng, mình thường hay xem trên trang web World Standards https://www.worldstandards.eu/electricity/plugs-and-sockets/, họ có liệt kê từng loại đầu cắm phù hợp với nước nào rất tiện.

Sau khi đã tham khảo được chuẩn cắm, bạn có thể dễ dàng chạy ra tiệm điện để mua chấu đổi. Hầu hết các chuẩn phổ biến của Mỹ, Châu Âu, Nhật, các nước Đông Nam Á... đều có bán rộng rãi nên cực kì dễ tìm.
Ngoài ra, mình mua sẵn 1 cục đổi hỗ trợ đa chuẩn để luôn có phương án dự phòng. Mình thì đem khá nhiều đồ điện tử, nhất là khi đi công tác, nên mình cần nhiều đầu đổi cho các máy móc này. Cục này mình mua từ lâu rồi của Điện Quang, nhưng mình nghĩ là bạn có thể tìm được những cái tốt hợp và mới hơn. Cục của mình hơi ọp ẹp tí và không có sẵn cổng USB.

Tìm hiểu phong tục, văn hóa

Việc này cũng quan trọng không kém gì việc bạn chuẩn bị visa, passport của nước sắp tới. Khi bạn hiểu về văn hóa của họ, khi bạn biết những gì nên làm và những gì nên tránh, bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối có thể làm ảnh hưởng tới chuyến đi. Cách chào, cách cảm ơn, cách nói chuyện, cách hỏi đường, cách xin lỗi... là những thứ cơ bản cần biết.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo các khu vực nguy hiểm không nên tới gần, thường các trang web viết bài du lịch sẽ có nhiều cảnh báo dành cho bạn. Nhớ ghi lại vào app ghi chú nào đó để dễ xem và tham khảo khi cần.
Đang tải hinh_van_hoa.JPG…
Hình mình chụp với một bác lớn tuổi ở Hawaii thuộc đội tư vấn du lịch, rất thân thiện và dễ thương​

Cài sẵn một số app địa phương, app gọi xe

Khi xuống sân bay, bạn nên cài sẵn một số app chỉ dẫn địa phương và app gọi xe như Grab, Uber, Lyft. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với đi taxi truyền thống.

Do đa số sân bay lớn cũng có bán SIM ngay tại ga đến nên bạn có thể có Internet ngay khi đáp xuống. Các app bản đồ, app chỉ dẫn cách đi metro, app hướng dẫn lựa chọn nhà hàng và địa điểm vui chơi của từng thành phố, từng quốc gia cũng là thứ bạn nên download sẵn từ nhà, tới chỉ việc mở ra xài thôi. Thường các bài viết về du lịch sẽ đề cập tới tên app bạn nên cài nên cũng không phải nghiên cứu quá nhiều đâu.

Đang tải lyft-iphone7-plus-her.jpg…

Phương tiện thanh toán là gì?

Một số quốc gia hạn chế dùng tiền mặt, ví dụ như Mỹ chẳng hạn. Kì rồi mình đi một số khách sạn họ bắt buộc phải thanh toán bằng thẻ chứ không cho xài tiền mặt, nếu thiếu sự chuẩn bị có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi nhận phòng hoặc đi mua sắm.

Hay như Trung Quốc chẳng hạn, ở các thành phố lớn người ta chuộng thanh toán bằng QR code hoặc các hình thức mobile payment hơn tiền mặt nên bạn cần chuẩn bị những thứ này sẵn sàng. Nếu đi theo đoàn, hãy hỏi hướng dẫn viên và công ty du lịch xem bạn nên chuẩn bị tiền như thế nào nhé.

Đang tải 4539966_vi_dien_tu_2019_4.jpg…
Kinh nghiệm của mình về vụ thanh toán như sau:
  • Khi đi các nước lớn, phát triển:
    • Thẻ tín dụng Mastercard, Visa là được chấp nhận rộng rãi
    • Trong thẻ cần có sẵn tiền, hoặc hạn mức tín dụng vẫn còn dư dả
    • Vẫn đem theo tiền mặt, đổi sẵn sang đơn vị tiền tệ của họ, nhớ kiểm tra xem họ chấp nhận thanh toán các loại tiền nào
  • Khi đi các nước nhỏ hơn, ít phát triển hơn về thanh toán điện tử:
    • Vẫn đem theo thẻ
    • Tiền mặt sẽ là phương tiện thanh toán chủ lực
Một số kinh nghiệm khác liên quan tới việc bảo quản tiền khi đi nước ngoài:
  • Không đem quá 5000 USD theo quy định xuất cảnh của Việt Nam
  • Để một ít tiền trong ví, phần còn lại cất vào ba lô xách tay, không để tiền trong hành lý ký gửi
  • Ở nước bạn đến, nếu đem quá hạn mức không cần khai báo thì phải ghi giấy cho hải quan biết, đừng để họ phát hiện có thể bị lấy tiền

Theo tinhte.vn