Nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long, các hòn đảo như Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn đều hứa hẹn trở thành những điểm đến đặc biệt đối với du khách trong tương lai. Trên đảo Ba Mùn, các cánh rừng vẫn còn nhiều loài động vật quý như trăn gấm, báo lửa, khỉ vàng, tê tê, tắc kè... Đây cũng là nơi có mật độ thú móng guốc nhiều nhất và được coi là khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất ở vùng Ðông Bắc Việt Nam.

Từ năm 2010, Ba Mùn là nơi đặt Trung tâm cứu hộ động vật trên biển lớn nhất khu vực Ðông Bắc Việt Nam. Hiện nơi đây chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều loài động vật hoang dã như gấu, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, nhím, rùa ba vạch... do kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long tịch thu, cứu hộ từ các vụ buôn bán lậu động vật hoang dã trên biển.

Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Hòn Thiên Nga, một đảo đá nổi bồng bềnh trên mặt vịnh Trà Thần (thuộc đảo Trà Ngọ Lớn) của Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Với cấu tạo địa chất là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, Vườn quốc gia Bái Tử Long có kiến tạo địa chất khoảng 300 triệu năm, nơi những dãy núi đá vôi vây quanh các thung áng, tạo nên môi trường sống phong phú của nhiều loại động thực vật khác nhau.

Nằm gần đảo Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn lại là đảo đá lớn nhất của Vườn quốc gia Bái Tử Long. Giữa trung tâm của đảo, thung áng Cái Lim được đánh giá là khu vực mang giá trị đặc trưng tiêu biểu nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ở đó có hẳn một khu rừng ngập mặn nằm biệt lập giữa biển, nơi rất ít người tới lui. Thêm nữa, thung áng Cái Lim lại có nhiều hình thái thảm thực vật “độc nhất vô nhị” so với các khu rừng ngập mặn khác ở Việt Nam, nên càng làm chúng tôi tò mò khám phá.

Chuyến tuần rừng bữa đó theo chân các anh kiểm lâm đảo Trà Ngọ Lớn đưa tôi đến cánh rừng của những cây tra biển cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tra biển ở đây mọc chen nhau, nối tiếp nhiều thế hệ, cây con nhỏ xíu mọc chen chân với những cây cổ thụ. Ngoài tra biển, những cây giá biển ở đây tuổi cũng cả trăm năm, đường kính đến bốn kiểm lâm đi cùng tôi hôm đó ôm không xuể. Trên thân cây, những lớp thảm thực vật dày đặc thuộc họ phong lan sống bám.

Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Quần thể cây giá/trầm giả, trà mủ (Excoecaria agallocha) cổ thụ tại thung áng Cái Lim có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Đảo Trà Ngọ Lớn mà vùng lõi là thung áng Cái Lim là đại diện tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi được đánh giá là phong phú, đa dạng bậc nhất ở khu vực Đông Bắc Việt Nam.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Rừng ngập mặn ở đảo Trà Ngọ không có phù sa bồi đắp như ở các cánh rừng ngập mặn khu vực cửa sông Hồng mà nguồn dinh dưỡng chủ yếu do bùn đất từ trên núi trôi xuống tích tụ. Vì thế, phải mất cả trăm năm, thậm chí nghìn năm, đảo Trà Ngọ Lớn mới có được thảm thực vật rừng ngập mặn phong phú như trong ảnh.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Kiểm lâm đảo Trà Ngọ Lớn trong một chuyến tuần rừng tại thung áng Cái Lim cùng nhau đo thử kích thước một cây tra biển, có đường kính gốc chừng 1,2m.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Thảm thực vật họ phong lan dày đặc sống bám trên đá vôi, cành và thân cây ngập mặn ở thung áng Cái Lim, vùng lõi đảo Trà Ngọ Lớn.

Rời thung áng Cái Lim, tiếp tục lướt trên sóng nước Bái Tử Long, tôi ngang qua các “ma trận” lạch biển, tạo ra từ hàng nghìn đảo lớn nhỏ trong khu vực của Vườn quốc gia. Ở mỗi lạch biển đi qua, lại có một hòn đảo mang hình thù kỳ thú hiện ra. Có đảo trông như chú thiên nga đang bơi lội, có đảo mang hình con ngựa đá khổng lồ, hay hòn Mẫu Tử, hòn Thiên Thư cứ thế hiện ra tùy theo tưởng tượng của mỗi người. Một thế giới tự nhiên còn tương đối hoang sơ của Vườn quốc gia Bái Tử Long không chỉ mang giá trị lớn về mặt khoa học mà còn có sức hút đặc biệt về du lịch, với cả một “kho báu” đầy tiềm năng nằm giữa trùng khơi./.

Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Còng biển trong rừng ngập mặn ở thung áng Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Ốc tù và, đại diện cho hệ sinh thái biển ở Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Trung tâm cứu hộ động vật trên biển tại đảo Ba Mùn hiện là Trung tâm cứu hộ động vật trên biển lớn nhất khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Ở đây, động vật được cứu hộ và nuôi dưỡng trong trung tâm chủ yếu đưa về từ các vụ phát hiện buôn bán động vật lậu.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Chú khỉ do kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long cứu hộ từ một vụ buôn bán lậu động vật hoang dã được nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ động vật trên biển trên đảo Ba Mùn.
Kỳ IV: Vườn quốc gia Bái Tử Long - “Kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi
Rùa Sa nhân được chăm sóc tại Trung tâm cứu hộ động vật trên biển ở Vườn quốc gia Bái Tử Long.