Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Đây là nơi tu hành, giảng pháp của Tam Tổ Trúc Lâm thời Trần, Tổ Chân Nguyên… thời Hậu Lê

chùa Lân, thiền viện trúc lâm

Từ chùa Cầm Thực, đi tiếp 3,5 km, tới Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Chùa xưa có tên Long Động tự (chùa Động Rồng). Ngõ chùa rộng, nên xưa có câu: “Ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh”. Đây là nơi tu hành, giảng pháp của Tam Tổ Trúc Lâm thời Trần, Tổ Chân Nguyên… thời Hậu Lê và là một trong hai trung tâm (Vân Yên, Long Động) của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

 Dấu tích nền móng chùa thời Trần đã được phát lộ và được trưng bày tại bậc thềm ngôi Chính Điện của chùa.  Trước chùa có hai mươi hai ngôi tháp thờ xá lợi của các Thiền sư tu hành ở đây, hầu hết số tháp có niên đại thời Lê. Phía sau cung Tam Tổ Trúc Lâm có tháp Tịch Quang xây dựng năm 1726 thờ xá lợi của Tăng thống Chính giác Hòa thượng Chân Nguyên. Chùa còn lưu được những cây thông, cây đa vài trăm năm tuổi.

  Thời kỳ chống Pháp, chùa Lân là cơ sở kháng chiến. Giặc Pháp phá chùa, nhân dân địa phương dựng lại trên nền chùa cũ với quy mô nhỏ.

 Từ năm 2002, chùa Lân được xây dựng và trở thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử để làm nơi hướng dẫn tu thiền cho tăng, ni, Phật tử theo Thiền phái Trúc Lâm; nghiên cứu, bảo tồn các thư tịch, ấn phẩm văn hóa về Yên Tử và Thiền phái Trúc Lâm; tham quan du lịch, hành hương lễ Phật của du khách thập phương, với các công trình: Chính điện, lầu trống, lầu chuông, Cung thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Thiền đường, La Hán đường, Chánh Pháp đường, Bảo tàng, Thư viện, khu nội viện, ngoại viện, trai đường, hồ Tĩnh Tâm...

  Theo Phật giáo, kỳ lân là linh vật có con mắt tinh tường soi thấu tâm, ý của con người. Trên lộ trình hành hương vào Yên Tử, du khách thập phương ai cũng phải đi qua cổng chùa Lân rồi qua 9 suối để vào núi Yên Tử như vượt 9 tầng trời mới tới được cảnh giới Nhà Phật.


Chùa Lân Thiền Viện Trúc lâm Yên tử

CHÙA LÂN – THIỀN VIỆN TRÚC LÂM YÊN TỬ

Chùa có từ thời Trần với tên Long Động tự. Tương truyền, Thượng hoàng Trần Nhân Tông từng nghỉ đêm ở đây và mơ thấy gặp rồng vàng nên mới có tên chùa Động Rồng, nay đổi tên thành Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Ngõ chùa rộng, nên xưa có câu: “Ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh”.

Đây là nơi tu hành, giảng pháp của Tam Tổ Trúc Lâm thời Trần, Tổ Chân Nguyên thời Hậu Lê và cùng với chùa Vân Yên là những trung tâm lớn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Dấu tích nền móng chùa thời Trần đã được phát lộ và được trưng bày tại bậc thềm ngôi Chính Điện của chùa.

Trước chùa có hai mươi hai ngôi tháp thờ xá lợi của các Thiền sư tu hành ở đây, hầu hết số tháp có niên đại thời Lê. Phía sau cung Tam Tổ Trúc Lâm có tháp Tịch Quang xây dựng năm 1726 thờ xá lợi của Tăng thống Chính giác Hòa thượng Chân Nguyên.

Năm 2002, chùa Lân được xây dựng lại và trở thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Tại chính điện có tượng đồng Thích ca mâu ni lớn và uy nghi. Trước bậc thềm đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật bằng đá hoa cương đỏ, nặng 4 tấn, đã được xác nhận là Quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam.

Trên lộ trình hành hương vào Yên Tử, du khách thập phương ai cũng phải đi qua cổng chùa Lân rồi qua 9 suối để vào núi Yên Tử như vượt 9 tầng trời mới tới được cảnh giới Nhà Phật.