Thiền Phái Trúc Lâm - Yên Tử

"Thiền phái Trúc Lâm chỉ ra rằng: Phật ở trong Tâm của mỗi người. Không phải tìm kiếm ở ngoài mình. Chỉ soi sáng lại chính mình sẽ thấy mình là Phật."
Những mốc son trong cuộc đời và sự nghiệp của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông
07/12/1258
Là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và hoàng hậu Nguyễn Thánh Thiên Cảm
Năm 1274
Được phong Hoàng thái tử; lấy vợ là công chúa Quyên Thanh, trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương
22/10/1278
Lên ngôi vua ở tuổi 20
1285 - 1288
Thể hiện chiến lược quân sự thiên tài, hai lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông
Năm 1293
Truyền ngôi vua cho con trai là Trần Thuyên (Trần Anh Tông), làm Thượng hoàng
Năm 1295
Thực tập xuất gia ở hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình)
Năm 1299
Xuất gia, về Yên Tử tu hành
14/12/1308
Viên tịch ở tuổi 51
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, có sự dung hợp của ba dòng Thiền: Tì-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, với sự sáng lập của Tam Tổ Trúc Lâm (Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Trước khi Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được sáng lập, ba dòng Thiền trên đã du nhập và tồn tại trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng Đại Việt.
Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi do Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi sáng lập. Thiền sư là người ở Nam Thiên Trúc (Ấn Độ) sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, đắc pháp với Tổ Tăng Xán, được Tổ chỉ dạy về phương Nam truyền đạo. Ở nước ta dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi đã trải qua 19 thế hệ truyền đăng, trong thời gian từ thế kỷ VI (năm 580) đến thế kỷ XIII (cuối thời Lý,
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, có sự dung hợp của ba dòng Thiền: Tì-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, với sự sáng lập của Tam Tổ Trúc Lâm (Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Trước khi Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được sáng lập, ba dòng Thiền trên đã du nhập và tồn tại trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng Đại Việt.
Với ý thức độc lập dân tộc của một quân vương minh triết, vua Trân Nhân Tông cùng Đệ Nhị, Đệ Tam Tổ Trúc Lâm biết kế thừa tinh hoa của các phái Thiền Tông trước đó, xây dựng hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi Thiền Đại Việt trên hai tiền đề xã hội và tôn giáo đã được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, dòng Thiền Yên Tử lại vốn được bắt đầu từ Thiền sư Hiện Quang (đời vua Lý Huệ Tông). Thiền sư Hiện Quang là Sơ Tổ dòng Thiền Yên Tử, tiếp đến là Quốc sư Trúc Lâm Đạo Viên (hay Viên Chứng), kế là Quốc sư Đại Đăng, Tiêu Diêu, Huệ Tuệ. Nếu xét theo dòng Thiền Yên Tử, Tam Tổ Trúc Lâm là Tổ truyền đăng thứ 6,7, 8 trong 23 Tổ truyền thừa của dòng Thiền Yên Tử. Song, chính Tam Tổ Trúc Lâm mới thực sự có công trong việc thống nhất các phái Thiền đã có để xây dựng thành một Thiền phái Trúc Lâm mà Đức Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa, Huyền Quang là Tam Tổ. Từ đây, Phật giáo Việt Nam đã có một dòng Thiền của người Việt.
Thiền phái Trúc Lâm quan niệm tâm Phật trong tâm của mỗi người. Làm người ai cũng có tâm Phật. Từ bậc thiện tri thức đến hạng phàm phu đều có tâm Phật. Vì người ta quên Phật tính trong mình nên mới “cầu tìm ở bên ngoài”. Tâm Phật thường bị cái vô minh che lấp. Chỉ cần tâm tĩnh lặng và soi sáng lại chính mình thì thấy được “Bụt chính là ta”. Vì quên mất gốc là chính mình nên mới đi tìm ở ngoài. Đến khi tỉnh ngộ, “lặng lòng mà nhận biết” mới thấy Phật ở ngay nơi tâm mình mà chẳng nhận ra.
Quan niệm “Phật là ta” là bản lĩnh tư tưởng đặc sắc và mạnh mẽ của Phật giáo thời Trần, của các Thiền sư, của người lãnh đạo đất nước cũng là những tướng lĩnh cầm quân bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này đề cao con người tự chủ và chịu trách nhiệm về chính mình. Chính mình làm nên và quyết định tất cả, không ỷ lại, trông chờ vào tha lực.
“Phật tại Tâm” nên ai cũng tu được. Tu mọi lúc, mọi nơi. Tu tại gia là khó thành công nhất, nhưng cũng thành tựu nhất, nên dân gian có câu:
“Thứ nhất là tu tại gia
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”
Việc Tam Tổ Trúc Lâm tới các thôn cùng xóm vắng thuyết pháp, độ sinh, khuyên dân tu “thập thiện” chính là việc hướng dẫn cho dân “soi sáng lại chính mình” để nhận ra Phật ở chính mình.
Tam Tổ Trúc Lâm không khuyên chúng dân xuất gia vào chùa, mà khuyên mọi người tu ngay tại cuộc sống đời thường, thực hành tốt 10 điều thiện, giữ sạch giới lòng, trang nghiêm, hiền thảo và trung hiếu cũng vào hàng Bồ-tát, Thanh Văn.